Trong chế cháo xe điện 2-3-4 bánh, lựa chọn động cơ cho phần truyền động là mấu chốt để thiết kế và chế tạo xe theo hướng hiệu quả, chính xác và tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Khi lựa chọn động cơ sai với tải trọng, nếu quá thừa so với tải trọng xe thì cũng không đáng lo ngại nếu bạn có khả năng tài chính dư giả, nhưng nếu lựa chọn động cơ có tải trọng thấp hơn tải trọng xe thì điều đó sẽ dẫn đến lãng phí cho bạn cả về thời gian lẫn công sức và tiền bạc. Khi đó bạn có thể phải đập đi xây lại từ đầu hoặc phải bỏ thêm tài chính để mua một con động cơ khác khỏe hơn để lắp vào xe!
Trên thị trường hiện nay có 2 dòng động cơ chính sử dụng cho xe điện 2-3-4 bánh là động cơ KHÔNG CHỔI THAN và động cơ CÓ CHỔI THAN. Ngoài ra nếu phân loại theo cách khác ta lại có ĐỘNG CƠ LIỀN CẦU và ĐỘNG CƠ KHÔNG LIỀN CẦU tức là động cơ và trục bánh truyền động cần phải truyền động qua dây đai hoặc nhông xích. Với dòng động cơ KHÔNG THAN bánh liền vành dùng cho xe đạp điện chúng ta sẽ không bàn tới trong bài viết này các bạn nhé!
Trong bài viết này! Motor2hand.com sẽ giới thiệu tới các bạn những loại động cơ CHỔI THAN thông dụng và tải trọng của chúng để các bạn tham khảo và lựa chọn phù với với dự án chế xe của mình.
Động cơ chổi than xe điện hiện nay có 2 loại là động cơ giảm tốc và động cơ không giảm tốc. Hiển nhiên là động cơ giảm tốc sẽ có momen lớn hơn nhiều so với động cơ không có hộp giảm tốc đi kèm. Momen của đầu trục động cơ sau giảm tốc sẽ được nhân từ momen của động chính với tỷ số truyền của hộp giảm tốc. Khi có hộp giảm tốc, tốc độ đầu trục sẽ tỷ lệ nghịch với momen động cơ, do đó động cơ có hộp giảm tốc sẽ quay chậm hơn từ 300-600 vòng/phút trong khi loại không có hộp giảm tốc thường có tốc độ từ 2.500 đến 3.000 vòng/phút
Thông thường loại động cơ có hộp giảm tốc sẽ được lựa chọn nhiều hơn cho việc chế xe điện 3-4 bánh dạng ô tô điện, điều này đảm bảo momen khởi động ban đầu đủ lớn để thắng sức ỳ của xe, đồng thời tải trọng phù hợp cũng đảm bảo động cơ hoạt động tốt và bền bỉ hơn. Trong khi đó loại không giảm tốc lại được chuộng hơn trong việc sử dụng cho dòng xe scooter 1 người, dòng xe nhẹ nhưng cần tốc độ cao. Động cơ không có hộp giảm tốc, tốc độ cao sẽ linh hoạt hơn trong việc lựa chọn tỷ số truyền theo ý muốn.
Với dòng động cơ chổi than có hộp giảm tốc mà Motor2hand đang phân phối, dải công suất sẽ dao động từ 250W đến 650W với 2 dải điện áp chính là 12V và 24V DC. Dải công suất này theo lý thuyết và tải trọng thiết kế chuẩn sẽ cho dải tải trọng thiết kế xe từ 1 đến 7 tạ tùy theo từng loại động cơ. Tất nhiên nếu các bạn làm motor chậm đi thêm nữa bằng bộ nhông xích thứ 2 có tỷ số truyền cao thì tải trọng của xe sẽ còn nâng lên thêm được nữa. Với bài viết này! Motor2hand sẽ giới thiệu các loại động cơ cùng với tải trọng thiết kế mà nó chịu được, từ đó các bạn sẽ tham khảo và lựa chọn đúng loại theo tải trọng mà mình thiết kế nhé.
1. Motor 12V-250W và 24V-250W có giảm tốc
- Tải trọng thiết kế: <120kg/ Tải trọng tối đa 200-220kg
- Công suất: 250W
- Tốc độ đầu trục sau giảm tốc: 300-350 vòng/phút
Hai loại động cơ này đều có công suất như nhau là 250W trong khi đó sử dụng điện áp khác nhau là 12V và 24V DC. Tuy nhiên về tải trọng thiết kế của chúng lại có tải trọng như nhau, sử dụng cho xe điện có tải trọng dưới 200KG. Thông thường thì tải trọng tiêu chuẩn của loại động cơ này rơi vào 80 kg đến 120kg các bạn nhé!
2. Motor 24V-250W có giảm tốc( Tải trọng thiết kế: <220kg/ Tải trọng tối đa 350kg)
- Tải trọng thiết kế: <220kg/ Tải trọng tối đa 300-350kg
- Công suất: 350W
- Điện áp: 24V
- Tốc độ đầu trục sau giảm tốc: 300-350 vòng/phút
Với tải trọng khoảng 200kg, thì đây là tải trọng tối đa của loại 250W. Nếu bạn muốn một chiếc xe chạy với tốc độ vừa phải thì vẫn có thể lựa chọn động cơ 250W 12V hoặc 24V cùng với đó là 1 bộ nhông xích truyền động từ động cơ ra trục sau có tỷ lệ từ 1:10 đến 1:5 tức là trục bánh xe chỉ quay với tốc độ 30-50 vòng/phút và xe chạy địa hình bằng phẳng. Nếu bạn muốn xe chạy nhanh hơn, khỏe hơn thì chúng ta nên chuyển sang dòng 350W bạn nhé. Đây là tải trọng thiết kế của loại động cơ này, hơn nữa giá thành so với loại 250W không chênh nhiều nên về hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn đó.
Cần lưu ý là tải trọng tiêu chuẩn dưới 200kg và tối đa có thể lên tới 350kg.
3. Motor 24V-450W có giảm tốc( Tải trọng thiết kế: <350kg/ Tải trọng tối đa 450-600kg)
- Tải trọng thiết kế: <350kg/ Tải trọng tối đa 450-600kg
- Công suất: 450W
- Điện áp: 24V
- Tốc độ đầu trục sau giảm tốc:500-560 vòng/phút
Động cơ 450W sẽ cho bạn 1 trải nghiệm hoàn toàn khác bởi thiết kế tối ưu cho hoạt động tải nặng gồm có cả cánh quạt tản nhiệt phía sau và nhông đầu trục giảm tốc có size lớn hơn phù hợp với sên xích xe máy. Động cơ này phù hợp hơn với các công việc nặng nhọc như xe vận tải nhà xưởng, kho bãi...v.v.
Tải trọng thiết kế tiêu chuẩn <400kg, tuy nhiên với thiết kế xe có tốc độ chậm trong nhà xưởng thì tải trọng này có thể đạt ngưỡng 500-600kg!
4. Motor 24V-650W có giảm tốc( Tải trọng thiết kế: <550kg/ Tải trọng tối đa 700-1000kg)
- Tải trọng thiết kế: <550kg/ Tải trọng tối đa 700-1000kg
- Công suất: 650W
- Điện áp: 24V
- Tốc độ đầu trục sau giảm tốc:500-530 vòng/phút
Sở hữu 1 công suất lớn lên tới 650W, đây chưa phải là công suất lớn nhất mà dòng động cơ xe điện có, tuy nhiên với công suất này thì MY1122ZXF cho tải trọng có thể đạt tới 1 tấn với tốc độ di chuyển <5km/h. Tốc độ và tải trọng này phù hợp với các loại xe vận chuyển trong kho xưởng sản xuất, kho hàng góp phần giảm tải sức lao động của công nhân 1 cách đáng kể. Động cơ chất lượng tốt sẽ đảm bảo đủ công suất và đủ tải trọng, MY1122ZXF có thiết kế giống với động cơ 450W-24V với cùng size nhông răng, có quạt tản nhiệt giúp động cơ hoạt động lâu dài hơn, bền bỉ hơn. Về mặt kích thước động cơ MY1122ZXF có chiều dài lớn hơn so với động cơ 24V-450W.